CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ

Viết bởi adminart

14/08/2015

Thủy tinh là vật liệu trong suốt, nên chúng ta không biết cách vẽ nó như thế nào. Một vật thể trong suốt thì tức là nó không có màu sắc, khi đưa vào tranh nó như một vật thể “vô hình”, mà “vô hình” thì làm sao mà vẽ được. Thực ra không phải vậy đâu!!! Tuy là nó trong suốt nhưng với kiến thức vật lý về quang học, chúng ta biết rằng thủy tinh có khả năng phản xạ lại ánh sáng. Lợi dụng khả năng đó, mình sẽ chỉ các bạn cách vẽ chất liệu thủy tinh thông qua bài học cách dưới đây nhé.

Dụng cụ chuẩn bị

  • Bút chì
  • Tẩy
  • Giấy croki xám
  • Bút hoặc phấn trắng
  • Ly thủy tinh, có ít nước khoảng ½ ly

Sau khi đã đầy đủ dụng cụ, chúng ta sẽ tiến hành vẽ thôi!!!

Các bước hướng dẫn vẽ

Bước 1: Phác thảo hình dáng 

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 9

**Chú ý: quan sát miệng ly để vẽ chính xác. Do phối cảnh nên miệng ly có hình elip. Phần đáy ly cũng như vậy nhưng chỉ vẽ một nửa. Tùy vào mẫu bạn chọn mà đáy ly và miệng ly có bằng nhau hay không nhé!

Bước 2: vẽ nước 

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 10

 

Giống như miệng ly, do phối cảnh nên nước cũng có bề mặt hình elip. Bạn tạo độ dày cho miệng ly luôn nhé. Do là thủy tinh nên miệng ly có chỗ sáng chỗ tối không đồng đều nhau, tùy vào vị trí và cường độ sáng mà nó tạo ra độ sáng tối khác nhau.

Bước 3: Tạo độ trong của nước 

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 11

Nước cũng giống như thủy tinh, nhưng chúng ta không nhất thiết phải vẽ chính xác các chi tiết phản quang trên bề mặt, chỉ đơn giản là gợi tả thôi. Cứ vẽ nhũng gì mà bạn thấy.

Bước 4: Vẽ bóng 

Bạn vẽ bóng ở miệng ly, tương tự như khi bạn vẽ miệng bình nhưng có điều là nhẹ hơn, sắc độ nhẹ khi gần vè phía đáy ly.

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 12

Đáy ly có độ dày hơn so với miệng ly, nhưng do nó là thủy tinh nên lúc này ta không thể thấy nó như hình elip được. Tùy vào chiếc ly mà bạn chọn làm mẫu mà vẽ theo nhé, nó cũng giống như cách bạn vẽ nước thôi.

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 13

Bước 5: Bóng đổ của ly nước

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 14

Khác với chất liệu gốm sứ, thủy tinh cho phép ánh sáng truyền qua nó. Do đó bóng bổ của ly có một chút phần sáng hơn. Nó sáng mạnh ở một điểm gần ly nhất và tải đều ra xa những chỗ còn lại. Bạn nhấn đậm bóng ở mép đáy ly để tạo cảm giác sức nặng của ly đang đè xuống mặt bàn.

Bước 6: Tạo vệt sáng trên bóng đổ

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 15

 

Lúc này thì chiếc ly của bạn tương đối hoàn thiện rồi, nhưng có điều nó chưa giống với thủy tinh lắm đúng không. Đừng lo! Lúc này bạn sẽ cần đến phấn tiên hoặc bút màu trắng nhé. Quan sát mẫu của bạn xem điểm nào trên mẫu sáng nhất. Đó là những chỗ mà bạn nên càng vẽ để chi chiếc ly của mình giống hơn đó.

Cuối cùng bạn có thể vẽ thêm mặt bàn hoặc gợi tả không gian cho chiếc ly của mình.

 

 

Trên đây là bải hướng dẫn cách vẽ ly bằng chì. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn dễ dàng vẽ ly, cốc hay vẽ những vật liệu làm từ thủy tinh. Chúc các bạn vẽ thành công và sớm trở thành một họa sĩ tài ba nhé.

CÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ 13

 

Bài Viết Liên Quan :

Bài Viết Liên Quan

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Trung tâm Art Land Luyện Thi môn Vẽ khối H,H1 vào các trường Đại Học Cao Đẳng thuộc TP HCM Các ngành nghề tuyển sinh Khối H. Nắm rõ các ngành yêu thích để định hướng Luyện thi vẽ khối H hợp lý. Hội Họa (Khối H) Thi vẽ Hình Họa toàn thân, vẽ bố cục tranh màu, văn Sư...

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

1. Bài thi Trang trí Màu Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn. Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn...

JOLLA's BLOGHƯỚNG DẪN VẼCÁCH VẼ LY NƯỚC THỦY TINH BẰNG CHÌ