Hướng dẫn vẽ Nam toàn thân bằng than (Zimou Tan)

Viết bởi hdgbao

17/08/2015

Nguồn : Zimou Tan

Hướng dẫn vẽ Nam toàn thân bằng than

Khác với chì, than là một loại chất liệu mềm và khó sử dụng nếu chưa quen, nếu không khéo bài vẽ sẽ trông lem luốc hoặc cháy sắc độ. Cùng tìm hiểu cách làm chủ chất liệu than qua bài hướng dẫn vẽ toàn thân bằng than của họa sĩ Zimou Tan nhé.

SO SÁNH GIỮA CHÌ VÀ THAN

Nếu với chì ta cần đan từng lớp để tăng đừng độ đậm nhạt khác nhau thì ở than chỉ có cùng một sắc độ, không thể chồng lớp khi sử dụng, để có được độ sáng ta chỉ có thể có thể dùng tay sạch để miết các tạo nên các sắc độ khác nhau làm mềm mịn khối, hoặc dùng tẩy chuyên dụng để móc sáng tạo điểm nhấn cho bài.

Ta không thể dùng than như dùng chì để tỉa chi tiết, hơn thế nữa, khi vẽ than không thể sử dụng chì vì giấy đã bám than không thể bám chì lên trên. Vì thế, than thích hợp hơn với những ai yêu thích cách vẽ theo mảng miếng và có cái nhìn tổng thể chung cho cả bài, nếu muốn tỉa chi tiết có thể sử dụng chì than, nhưng độ nét và chi tiết nhỏ không thể rõ ràng như dùng chì được.

Nút 1

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

Để vẽ được một bài than toàn thân nam, điều đầu tiên chúng ta cần có là dung cụ:

  1. Bảng vẽ
  2. Giấy, bạn nên chọn loại giấy chuyên dụng dùng để vẽ than như Việt Trì hoặc giấy Canson vàng, vì các loại giấy thông thường không đủ độ nhám để than bám được trên bề mặt giấy
  3. Than thỏi
  4. Chì than, dành cho các bạn muốn đi sâu vào chi tiết bài vẽ
  5. Gôm, bạn nên chọn lại gôm đất sét vì nó có thể quét sạch những bụi than trên mặt giấy đồng thời cũng sẽ không để lại vệt dơ (khi gôm thông thường không sạch sẽ để lại vệt dơ trên giấy).
  6. Bao tay dành cho các bạn dễ bị đổ mồ hôi tay nhưng muốn thử sức với vẽ than
  7. Bút di chì dành cho các bạn muốn vẽ than, muốn lại mềm khối nhưng lại ngại bẩn
  8. Bình xịt giữ than nếu bạn muốn lưu lại bài vẽ than của mình, vì sau một khoảng thời gian than sẽ không còn bám trên giấy như ban đầu

BẮT ĐẦU VẼ

Qua video ta thấy cách vẽ của Zimou Tan có những bước cơ bản như sau:

BƯỚC 1: Dựng hình

Không giống như vẽ chì dựng hình bằng nét, vẽ than phải dựng hình bằng mảng. Ta dựng hình bằng cách phân vùng các mảng sáng tối lớn nhất. Đặt thỏi than nằm và đi từng nét thẳng, theo chiều của mảng tối, phân bố lực tay không đồng đều sẽ giúp cho bài vẽ trông tự nhiên hơn.

BƯỚC 2: Tạo độ trung gian

Để tạo độ trung gian và làm mềm khối, ta dùng các ngón tay (hoặc lòng bàn tay bên dưới ngón cái cho mảng lớn) miết nhẹ theo chiều khối. Nếu muốn tạo một mảng trung gian càng sáng thì tay phải càng sạch nếu không sẽ bị dơ bài vì miết giấy quá nhiều, lực miết và độ sạch của tay tùy thuộc vào mảng trung gian đó sáng tối ra sao.

Bút di chì có thể dùng được nhưng sẽ không có sự đa dạng về lực nhấn tay cũng như độ sạch của tay, vì thế đối với các bạn dễ ra mồ hôi tay có thể khác phục bằng cách đeo bao tay chuyên dụng hoặc lau tay thường xuyên.

BƯỚC 3: Tăng độ tối

Khi miết ra thì than trên mặt giấy mềm mịn hơn, tuy nhiên độ tối của bài sẽ bị giảm đi. Để tăng độ tối cần phải chồng nhiều lớp và miết ra đến khi đạt được sắc độ như ý, đồng thời điều chỉnh các mảng trung gian và móc sáng sao cho phù hợp. Than tả chất liệu da người cần phải miết hết nếu không bề mặt sần sùi sẽ làm mất chất da, trừ khi muốn tạo chất liệu khác.

BƯỚC 4: Hoàn thiện bài

Dùng bút chì than để tỉa và đi sâu vào chi tiết giúp bài có thêm chiều sâu, kiểm tra lại các sắc độ sáng tối, nhấn tối và móc sáng hợp lý. Phần nền thường được vẽ bằng cách dùng tay dính than xoa nhẹ để không tranh chấp với yếu tố chính trong bài.

Lưu ý: Điểm giống nhau giữa chì và than là vẽ từ tổng thể đến chi tiết, tránh lao vào chi tiết mà không có cái nhìn tổng thể

Để không bị cháy bài, các mảng tối và phản quang nên được phân bố hợp lý, tránh làm dụng độ đen của than. Giữ tay sạch không bị dính mồ hôi có thể giúp cho bài vẽ không lem luốc và trông sạch sẽ hơn.

Tranh vẽ than Zimou Tan
Tranh vẽ than Zimou Tan

Để có một bức tranh vẽ đẹp và hoàn chỉnh, ngoài yếu tố năng khiếu ra chúng ta còn cần những nỗ lực và rèn luyện hết mình, óc quan sát và kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay không phải ngày một ngày hai là chúng ta đạt được. 

Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn vẽ được một bức tranh toan thân nam bằng than một cách tốt hơn, chúc bạn thành công!

Nút 1

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là danh-thiep.jpg

Bài Viết Liên Quan:

Bài Viết Liên Quan

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Trung tâm Art Land Luyện Thi môn Vẽ khối H,H1 vào các trường Đại Học Cao Đẳng thuộc TP HCM Các ngành nghề tuyển sinh Khối H. Nắm rõ các ngành yêu thích để định hướng Luyện thi vẽ khối H hợp lý. Hội Họa (Khối H) Thi vẽ Hình Họa toàn thân, vẽ bố cục tranh màu, văn Sư...

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

1. Bài thi Trang trí Màu Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn. Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn...

JOLLA's BLOGHƯỚNG DẪN VẼHướng dẫn vẽ Nam toàn thân bằng than (Zimou Tan)