Tầm quan trọng của khoảng trống – hay khoảng âm (negative space) trong tranh

Viết bởi adminart

11/08/2015

khoảng trống

Khoảng trống – khoảng âm (negative space) trong tranh

khoảng trống

View on Delft

Johannes Vermeer, “View on Delft”, khoảng 1660 – 1661. Sơn dầu trên canvas, 96.5 × 117.5 cm. Tuy bầu trời chiếm diện tích rộng, nhưng mây cũng là một chủ thể và khoảng trống bầu trời bị mây xé ra tản mạn thành những mảnh nhỏ, nó khiến cho người ta có cảm giác không bình lặng mà bồi hồi và xao động.

Tương tự như sự quan trọng của im lặng trong giao tiếp, như khoảng ngừng trong bài hát, dấu lặng trong các bản nhạc…, và đây nữa, khoảng trống trong tranh đóng một vai trò cực quan trọng, nhân vật chính có thể được vẽ rất đẹp chỉn chu, chi tiết nhưng khi được đặt vô tranh một cách vô tư không cân nhắc, làm cho tranh có một vẻ ngô nghê, tự nhiên chủ nghĩa, khiến nó khác hẳn cái vẻ chắt lọc với tranh của dân chính quy.

Đó là do sự khác biệt về tỷ lệ của nhân vật với các khoảng trống, tỷ lệ của các khoảng trống với nhau, chúng còn được gọi là khoảng dương (diện tích mà chủ thể được vẽ chiếm giữ trên tranh) và khoảng âm (diện tích của khoảng trống) trong 1 bức tranh, ngoài ra còn do sự tương tác màu sắc giữa các khoảng trống giúp chủ đề nổi bật hay chìm bớt xuống, chỉ để điểm chính, ý chính nổi bật lên thôi.

Khoảng trống phía trên các nhân vật có diện tích vừa phải khoảng 1/3 chiều cao tranh và mảng trống có hình khá phong phú đặc sắc, nó làm cho bức tranh dường như có một nhịp điệu và cuộc trò chuyện giữa các nhân vật rất sôi nổi.
  

Super at Emmaus

Super at Emmaus 

Caravaggio, ‘Super at Emmaus’,1601, Sơn dầu trên canvas, 141 × 196.2 cm.

Thử tưởng tượng bạn mua một bức tranh (đóng vai trò như nhân vật chính) và bức tường (đóng vai trò là nền tranh), bạn sẽ treo tranh ở vị trí nào trên tường là dễ coi nhất? Sát mặt đất, sát trần nhà, sát bên trái hay bên phải, hoặc chính giữa (khá vô duyên!)?

Cũng thế, phải cân nhắc kỹ khi đặt nhân vật của mình vô tranh và diện tích của nhân vật cũng như khoảng cách từ nhân vật ấy đến các biên tranh làm sao không có vẻ quá đều cho 4 phía, không nên tạo ra những mảng hình cũng như mảng trống – có cùng diện tích hay hình gần giống nhau, sẽ rất nhàm chán. Chúng nên phong phú, xô lệch, … nếu có sự lặp lại thì phải phục vụ cho việc nhấn mạnh một ý đồ nào đấy (tương tự như điệp từ cố ý sẽ khác hẳn lỗi lặp từ trong văn chương).

 

The little street

The little street

 Johannes Vermeer, ‘The little Street’, 1658. Sơn dầu trên canvas. 54.3 cm x 44 cm. Bức tranh này có một khoảng dương chiếm diện tích lớn của nhà cửa, nó khiến cho bố cục rất vững chắc và khoảng âm nhỏ hình V của bầu trời lại trở nên vô cùng đắt giá để tạo ra sự hút tầm nhìn, mở ra một không gian sâu và rộng ở phía sau khu nhà.

Sự phân bố diện tích không đều này cho khoảng không xung quanh chủ thể hoàn toàn có thể diễn tả một ý đồ, chẳng hạn không gian nhỏ hẹp phía trước mặt nhân vật sẽ tạo cảm giác chật chội, tù túng, bức bách không lối thoát, ngược lại với không gian rộng thoáng. Tuy nhiên một khoảng âm quá lớn và trống trải bủa vây quanh nhân vật lại gây nên sự lấn lướt về diện tích giữa âm và dương, tiêu cực lấn át tích cực; điều này diễn tả rất tốt sự cô lập, lạc lõng, yếu ớt của nhân vật, trong ký họa sau đây:

He can no longer at the age of Nighty-Eight

He can no longer at the age of Nighty-Eight

Francisco de Goya, ‘He can no longer at the age of Nighty-Eight’, (1819-1823). Cọ và mực Ấn Độ trên giấy

Nút 1

Sự đồng đều ngay ngắn về không gian thường được dùng để vẽ những quang cảnh trang nghiêm, diễn tả tốt sự quyền lực, sự mạnh mẽ như bức tranh ‘The last Super’ của Leonardo de Vinci

The last Super

The last Super

Leonardo da Vinci, ‘The last Super’, (1494-1499). Temperas on Gesso

 
Ngoài ra tỷ lệ độ lớn của nhân vật so với diện tích tranh cũng tạo ra những hiệu quả rất khác biệt. Ví dụ khi nhân vật là con người được vẽ với tỷ lệ quá nhỏ và nhà cửa cây cối nhiều thì đó là tranh phong cảnh, phong cảnh là chính còn con người chỉ đóng vai trò như vật điểm xuyến. 

Carnival Evening

Carnival Evening

 Henri Rousseau , “Carnival Evening”, 1886. Sơn dầu trên canvas, 117.3 × 89.5 cm

Khi con người được vẽ với kích thước trung bình và có vài người hay một vài nhóm người trong tranh, thì đó là tranh sinh hoạt và “hoạt động” của con người là điểm chính (loại tranh này là 1 trong 3 môn thi vào các trường mỹ thuật, trước đây điểm hệ số 2; đây là môn chính đánh giá được cảm xúc với hội họa của mỗi người, là vẽ cảnh sinh hoạt theo một chủ đề nào đấy, như Tết, Chợ, Đám cưới, Lễ hội,… 
 

Rehearsal of the Scene

Rehearsal of the Scene

Edgar Degas, “Rehearsal of the Scene”

Còn khi tranh vẽ người khá to, một người chiếm gần hết diện tích tranh thì đó đương nhiên là tranh chân dung.
  

Head of a Young Woman

Head of a Young Woman


Edgar Degas, “Head of a Young Woman”, 1867. Sơn dầu trên canvas

Phải suy tính xem mình đang muốn vẽ gì, nói về vấn đề gì mà vẽ, và cần phác thảo nhiều bản nháp để tìm ra bố cục tối ưu cho chủ đề muốn vẽ rồi mới phóng tranh lớn ra và làm chi tiết kỹ.

Đôi khi cần có một sổ ký họa để ký và nghiên cứu đặc tả một số chi tiết đắt giá sẽ khiến cho bức tranh trở nên đặc sắc (nó tương tự như điểm nhấn, cao trào trong các vở kịch hay bài hát) như chân dung người, tư thế, quần áo, bàn tay, một số chi tiết của đồ vật. Thông thường những điểm đặc tả này sẽ được đặt vào các vị trí “điểm vàng” của thị giác trong tranh. (Xem thêm các bài báo để biết về điểm vàng hay tỷ lệ vàng trong thị giác).

Khoảng trống trong tranh thường rất hay bị các họa sĩ cố ý “bỏ quên” vì cho rằng chúng không mấy quan trọng nhưng thực tế đó chính là khoảng nghỉ cho mắt để làm tôn lên sự đắt giá của chủ thể, là không gian “thở” cho mỗi bức tranh, chúng chính là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên ý nghĩa và sự chặt chẽ tuyệt vời cho các bố cục.

Nói chung các kiến thức trên đây cũng khá căn bản trong hội họa và do lượm lặt từ thầy cô, bạn bè sách vở; nếu có gì không đúng xin mọi người góp ý nhé!

Nút 2

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là danh-thiep.jpg

Bài viết liên quan:

Bài Viết Liên Quan

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Trung tâm Art Land Luyện Thi môn Vẽ khối H,H1 vào các trường Đại Học Cao Đẳng thuộc TP HCM Các ngành nghề tuyển sinh Khối H. Nắm rõ các ngành yêu thích để định hướng Luyện thi vẽ khối H hợp lý. Hội Họa (Khối H) Thi vẽ Hình Họa toàn thân, vẽ bố cục tranh màu, văn Sư...

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

1. Bài thi Trang trí Màu Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn. Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn...

GÓC NGHỆ THUẬTTầm quan trọng của khoảng trống – hay khoảng âm (negative space) trong tranh