BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3)

Viết bởi DiN

05/09/2018

Sau khi trải nghiệm qua những buổi học hội họa trước, hẳn các ba mẹ cũng đã tích lũy được kha khác các mẹo làm thủ công cùng con rồi phải không? Vậy thì hôm nay, Art Land sẽ giới thiệu cho các vị phụ huynh thêm 5 bài thủ công mới mẻ đó là Nghệ thuật cắt dán từ Matisse, Nặn lá khô bằng đất sét, Hồ sen của Monet, Xấp giấy từ Calder và Nghệ thuật chất lỏng nhé.

HENRI MATISSE

NGHỆ THUẬT CẮT DÁN CỦA MATISSE

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 33

Trước khi bắt đầu vào bài học, chúng ta hãy cùng xem một số video clip ngắn về tiểu sử của Matisse. Bài này sẽ khá là hấp dẫn đây bởi nó như một trò chơi thử thách các bé sử dụng kỹ năng cắt dán của mình.

Henri Matisse là một danh họa người Pháp, được biết đến thông qua phương pháp sử dụng màu sắc của mình. Sau khi gặp một biến cố khiến ông mất đi khả năng vẽ, ông đã bắt đầu khám phá và lên ý tưởng cho các tác phẩm của mình chỉ với kéo và giấy. Cuối cùng ông trở thành ”ông hoàng” trong nghệ thuật cắt dán.

Bài học này được truyền cảm hứng từ các tác phẩm của ông, tập trung vào sự đa dạng và cách sắp xếp từng hình dạng cơ bản đầy màu sắc.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 34

Tác phẩm”The Sorrow of a King” (1952) của Matisse.

 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 35

Tác phẩm ”The sheaf” (1953) của Matisse.

 

Một số phong cách cắt giấy mà Matisse đã thực hiện với đa dạng kiểu dáng như ngôi sao, tia sáng, xoắn ốc, ngoằn ngoèo và đường lượn sóng. Các em sẽ cắt phần trong và phần ngoài, ta có thể sử dụng cả hai phần trong từng hình dạng khác nhau. Và cuối cùng là cho ra đời một tác phẩm xinh xẻo.

Nina Laden.

 

FINISHING UP FALL WITH CLAY

NẶN LÁ BẰNG ĐẤT SÉT

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 36

Hình ảnh lá khô rụng vào mùa thu chắc hẳn rất tuyệt vời phải ko nào. Nhưng để có thể tạo ra được những chiếc lá thu cho riêng mình thì nên làm thế nào nhỉ?

Dụng cụ
  • Một số mảnh đất sét nhỏ.
  • Dụng cụ tạo hình đất sét.
  • Màu vẽ lên men, gốm.
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 37
Cách làm
  • Giao mỗi bé một mảnh đất sét và bảo các bé hãy chọn cho mình một hình dạng lá cho riêng mình.
  • Sử dụng dụng cụ tạo hình cho đất sét để cắt chúng theo nhiều hình dạng được nặn sẵn.  
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 38

Nguồn: itisartday.blogspot

  • Đặt những chiếc lá trong tô nhỏ được bao phủ bởi một túi khóa zip.
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 39

Nguồn: itisartday.blogspot

  • Phơi chúng qua đêm ở những nơi khô ráo.
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 40

Nguồn: itisartday.blogspot

  • Phết màu lên những chiếc lá.
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 41

Nguồn: itisartday.blogspot

Các bé của bạn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên và trầm trồ trước thành phẩm của mình.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 42

CALDER – INSPIRED SCULPTURES

XẤP GIẤY LẤY CẢM HỨNG TỪ CALDER

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 43

Alexander Calder, một điêu khắc gia người Mỹ.

Ông đã đem sự say mê của mình vào nghệ thuật đường phố, cũng như gây ảnh hưởng lớn đến nền nghệ thuật thế giới. Những tác phẩm của ông tập trung vào những đường kẻ đơn giản cho tới những bức tượng bằng thép to lớn đầy màu sắc. Sự kết hợp giữa cơ khí, kỹ thuật và điêu khắc đã giúp ông cho ra đời những “đứa con” hoàn hảo và cực kỳ độc đáo.

Để có thể thừa hưởng những kiệt tác của Calder, từng bước sau đây sẽ giúp các bé tái hiện những hình dáng độc lạ mà ông đã tạo ra trên đường phố nhé.

Dụng cụ
  • Giấy màu cứng hoặc giấy carton càng tốt
  • Kéo
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 44
Cách làm
  • Cắt một mảnh giấy hình chữ nhật. Sử dụng giấy cứng. Nếu bạn muốn làm cho nó chắc chắn hơn thì nên sử dụng carton.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 45

  • Gấp thành một nửa.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 46

  • Thực hiện các vết cắt như hình. Cắt các đường cong cho đến khi chúng gần tới được nếp gấp.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 47

  • Mở nó ra và gấp các dải ở mặt trước hoặc mặt sau theo kiểu xen kẽ. Điều này sẽ giúp các tác phẩm được cân bằng. Như vậy, ở phía bên trái, bạn sẽ gấp các dải (bắt đầu từ phía trên) phía trước, trở lại, phía trước, trở lại, và phía trước. Và ở phía bên phải, bạn sẽ gấp các dải (bắt đầu từ trên) trở lại, trước, sau, phía trước và sau.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 48

  • Tùy chọn với những kiểu giấy dán để trang trí hoa văn như hình tròn chẳng hạn.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 49

 

 

MONET’S POND

HỒ NƯỚC CỦA MONET

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 50

Tại Bảo tàng Nghệ thuật Dallas, có một bức tranh phong cảnh về hồ sen khá là nổi tiếng đến từ Danh họa Monet Claude.

Nói về nguồn gốc của bức tranh này, vào năm 1883, Monet chuyển nhà và quyết định xây một khu vườn mà ông vốn đã ấp ủ. Sau khi hàng đường sắt vốn trước đó từng nằm ở cuối khu vườn bị đóng cửa sau 10 năm, Monet quyết định mua một miếng nằm phía bên kia đường ray. Vì đam mê khao khát xây một hồ sen, ông đã trả 1200 francs. Và bức tranh về hồ sen của Monet từ đó được ra đời. Hiện nay, cộng đồng đã trả phí duy trì cho nơi này là 1800 francs để phù hợp với giá của miếng đất.

Bức tranh đã tạo niềm cảm hứng cho chúng ta và cho ra đời một bài học vẽ thú vị dành cho thiếu nhi ngày nay, mang tên Hồ nước của Monet.

Dụng cụ
  • Cardboard 10inch.
  • Kéo cắt giấy.
  • Màu nước hoặc acrylic.
  • Keo dán.
  • Bút, sáp màu…
  • Giấy màu xanh các loại.

 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 51

 

 

Cách làm
  • Đầu tiên, kẻ một đường hình tròn lên cardboard để tạo thành khung của hồ nước.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 52

  • Các em sử dụng sáp màu dầu để lấp đầy khắp bề mặt của cardboard theo đường tròn. Sau đó, cắt cardboard theo đường tròn đó. 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 53

 

  • Đến bước vẽ sen, sau khi vẽ đường nét hình bông hoa, các em hãy dùng sáp dầu màu tím, hồng.. tùy thích để tô lên nó. Lá cũng vậy, vẽ các đường nét tạo thành chiếc lá, thêm chi tiết như gân lá, tô đậm nhạt lên phần giấy màu xanh có sẵn.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 54

 

  • Sau khi vẽ xong hết, bắt đầu cắt những chiếc lá, hoa sen ra khỏi tờ giấy.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 55

  • Dán mỗi hồ tầm 2 – 3 hoa/ lá trở lên tùy thích, nhưng đừng lắp đầy hồ quá, nên dán theo từng mảng tách rời ra để tạo hiệu ứng cho hồ.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 56

Và thế là chúng ta đã hoàn thiện những chiếc hồ sen mini của Monet rồi.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 57

FLUID ART

NGHỆ THUẬT CHẤT LỎNG

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 58

Nghệ thuật chất lỏng là loại hình nghệ thuật tạo ra hình ảnh trừu tượng mang yếu tố khoa học.

Dụng cụ
  • Sơn tempera đủ loại màu
  • Nước
  • Giấy trắng
  • Cồn
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 59
Cách làm
  • Đầu tiên, hãy pha các màu sơn với nước, xà phòng lại với nhau và thử kết hợp với tinh bột lỏng. Chúng ta sẽ tưới sơn tempera lên và trộn với các chất liệu khác trên giấy.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 60

  • Dùng miếng nhựa quệt một đường nhẹ trên giấy. Lúc đó, ta có thể thấy sơn tách nhau ra thành các “tế bào” khi các hóa chất trộn lẫn nhau và sự khác biệt về mật độ làm cho các đốm màu có thể nổi bật hoặc chìm.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 61

  • Rưới một ít cồn lên trên để màu sắc bên dưới được thấy rõ.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 62

  • Tiếp đến, cho lớp sơn nhỏ giọt và để chúng quay chậm, trải theo mọi hướng giấy. Nó bắt đầu tạo ra hàng tấn màu sắc mới và những đường nét tương tự như đá trầm tích.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 63

  • Để khô khoảng 2-3 ngày. Vì khi khô, tác phẩm trông khá rất mờ, nên ta sẽ tiếp tục vẽ một lớp tempera phủ lên nó, giúp mang lại màu sắc trở nên sống động và có phần óng ánh hơn. Các bé cũng có thể tùy chọn hình thù mà các bé yêu thích để vẽ.

elementaryartfun.blogspot.com

 

Ngoài ra, các ba mẹ có thể đăng ký cho con em mình đến với Trung tâm Mỹ thuật Jolla Art của chúng tôi để tạo nhiều điều kiện cho các bé tham gia những môn hội họa, những bài thủ công bổ ích khác, xây dựng tinh thần làm việc nhóm và phát triển về tư duy hội họa của con, sẽ được hướng dẫn bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thiếu nhi.

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3) 42

Xem thêm: KHÓA HỌC THIẾU NHI

Tag: bài học vẽ cơ bản cho trẻ em cấp 1, các bé tập nặn đất sét, bé học cắt giấy dán mỹ thuật, lớp dạy vẽ thiếu nhi quận bình thạnh

Bài Viết Liên Quan

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Trung tâm Art Land Luyện Thi môn Vẽ khối H,H1 vào các trường Đại Học Cao Đẳng thuộc TP HCM Các ngành nghề tuyển sinh Khối H. Nắm rõ các ngành yêu thích để định hướng Luyện thi vẽ khối H hợp lý. Hội Họa (Khối H) Thi vẽ Hình Họa toàn thân, vẽ bố cục tranh màu, văn Sư...

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

1. Bài thi Trang trí Màu Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn. Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn...

JOLLA's BLOGJOLLA CHIA SẼBÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (Phần 3)