BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1)

Viết bởi DiN

03/09/2018

Nghệ thuật là phần yêu thích của mỗi gia đình khi có thời gian nghỉ ngơi và quây quầy bên nhau. Vì vậy, những hoạt động nghệ thuật vui nhộn và sáng tạo dành cho trẻ em ở độ tuổi tiểu học sẽ rất tốt nếu bố mẹ tổ chức cho con vui chơi tại nhà. Nhiều ý tưởng bài vẽ cơ bản cho thiếu nhi được lấy cảm hứng từ những nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử.

Hầu hết các dự án nghệ thuật cho trẻ chỉ yêu cầu những vật dụng cơ bản như sơn, màu nước, cọ sơn, giấy xây dựng, keo dán, phấn màu dầu và đất sét; phù hợp cho hoạt động tập thể hay cả lớp học ít bé.

Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về bài học hội họa cơ bản của hai họa sĩ nổi tiếng Kandinsky và Jackson Pollock nhé.

KANDINSKY 

Họa sĩ người Pháp – Wassily Kandinsky. Một trong những tác phẩm nghệ thuật được biết đến nhiều nhất của ông là Bức tranh nghiên cứu màu Farbstudie Quadrate (còn được gọi là Hình vuông với Vòng tròn đồng tâm).

Khi chúng ta giới thiệu cho bọn trẻ về các tranh của Kandinsky, các bé sẽ ngay lập tức bị thu hút và muốn tự tay thực hiện y như vậy. 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 14

Nguồn: Internet.

 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 15

Nguồn: Internet.

 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 16

Nguồn: Internet.

Dụng cụ
  • Một xấp các giấy cứng (khoảng 60 – 70 tờ; màu sắc các loại).
  • Kéo.
  • Keo thân thiện với trẻ em hoặc que keo.
  • Một vài bát, đĩa đa dạng kích thước… (nếu muốn) để bọn trẻ có thể tạo chúng thành vòng tròn.
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 17
Cách làm

Ta bắt đầu bằng cách cắt tờ giấy thành ô vuông có cạnh khoảng 20cm. Mỗi bé sẽ làm 4 ô vuông.

Tiếp theo, các bé cắt các vòng tròn có kích thước khác nhau để xếp vào các ô vuông. Sử dụng khoảng 4 – 5 vòng tròn cho mỗi ô vuông. Đôi khi có thể hoàn thành trên cùng một ô vuông. Hoặc có thể cắt một bó tất cả các vòng tròn để trộn và kết hợp chúng trước khi dán vào các ô vuông.

Hãy để các bé tự sắp xếp mọi thứ, điều này sẽ giúp cho con học được cách làm việc có kế hoạch.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 18

Trong lúc các bé thực hành, ta sẽ bàn đến cách mà Kandinsky sử dụng màu sắc làm phương tiện biểu đạt. Lý thuyết màu sắc của ông và phạm vi biểu đạt màu đặc biệt luôn được biết đến rất nhiều.

Ví dụ: nhiều người thường sẽ gán một màu theo ý nghĩa nào đó như màu xanh cho ghen tuông, màu đỏ cho tình yêu… Với Kandinsky thì khác, ông đã kết hợp các màu lại với nhau. 

Để tạo nên một giai điệu nhẹ nhàng giống như Kandinsky, bọn trẻ cũng đã chọn kết hợp màu sắc cùng âm nhạc để dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình.

Các tác phẩm hoàn thành

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 19

Các tác phẩm sẽ là một phiên bản của các bức họa nổi tiếng. Ngay sau khi các bé hoàn thành, hãy trưng bày từng tác phẩm của mỗi bé. Việc này vừa giúp các bé tự tin khi nhìn vào thành phẩm của mình, cũng đồng thời hiểu biết về các danh họa trên thế giới.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 20

JACKSON POLLOCK

Theo lời của Jackson Pollock: “Tui không để tranh nằm trên giá vẽ, mà đính vải bạt vào một bề mặt cứng như kiểu tường hoặc sàn nhà ấy. Rất thoải mái nha mấy bạn!! Tui cảm thấy mình gần như trở thành một phần của bức tranh rồi. Với lại khi làm kiểu này thì tui có thể đi xung quanh, quan sát nó dễ hơn. Ngoài ra thì tui cũng bỏ bớt vài họa cụ như giá vẽ, bảng vẽ, cọ vẽ,.. Thay vào đó thì dùng gậy, bay, dao, sơn lỏng nhỏ giọt hoặc impasto đặc với cát, kính vỡ hoặc các dị vật khác. ”

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 21

Nguồn: Internet.

 

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 22

Nguồn: Internet.

“Khi tui ở đắm chìm trong tranh của mình, tui không biết mình đang làm gì nữa. Sau một khoảng thời gian ‘làm quen’ thì tui đã nghiệm ra được. Không sợ thay đổi hay hình ảnh bị mất chất.. bởi vì bức tranh cũng có cuộc sống riêng của nó chứ. Tui đã từng cố gắng để mọi thứ diễn ra thật tự nhiên, thực ra đó là do tui mất sự kết nối với tác phẩm của mình nên kết quả sẽ khá tệ. Nhưng khi vẽ một cách hòa hợp thuần khiết, dễ dàng cho và nhận thì bức tranh sẽ tốt hơn rất nhiều. ”

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 23

Nguồn: Internet.

Là một nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn từ trường phái Abstract Expressionism/ Biểu hiện Trừu tượng. Với kỹ thuật “nhỏ giọt”, ông đã cách mạng hóa nghệ thuật cho các thế hệ sau này, và cho thế giới thấy rằng canvas không nhất thiết phải đặt trên giá vẽ; thay vào đó trải rộng nó ra để các nghệ sĩ có thể hoàn toàn đắm mình trong tác phẩm của mình và tiếp cận nó từ mọi góc độ. Các bức tranh của Pollock luôn đầy năng lượng và có tính lưu động tự phát, được thúc đẩy nhờ sử dụng các vật liệu độc đáo.

Đối với bài học này, hãy chia sẻ cho các bé một số ví dụ về các bức họa của Jackson Pollock, và cùng thảo luận về sự sáng tạo của ông. Các bạn có thể tham khảo cách thực hiện theo như clip dưới đây.

Cái này làm sẽ hơi lộn xộn, nên là hãy đảm bảo cho các bé được trang bị yếm hoặc giày thích hợp (dùng trong hội họa). Vì bài học này mang tính ngoại khóa năng động, rất phù hợp tổ chức ở ngoài trời để con có thể tự do bay nhảy cùng ý tưởng của mình.

Về dụng cụ thì nên sử dụng những miếng bìa lớn (từ các hộp carton) khi vẽ sơn dầu. Các bé sẽ chạy xung quanh tấm bìa và vẫy màu một cách ngẫu nhiên, theo cách mà con yêu thích. Hoạt động này vừa giúp cho các bé tăng khả năng vận động, vừa có tư duy hội họa cao. Thật hấp dẫn phải không nào!

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 24

Qua bài học này, các vị phụ huynh có thể hiểu được phần nào tầm quan trọng trong các bức họa của Jackson Pollock, cũng như của Kadinsky. Những vệt màu trộn lẫn đó không vô nghĩa hay không chỉ đơn giản là làm sao cho trông thật trừu tượng, mỗi bức tranh được tạo ra đều luôn có một đích của riêng chúng. Hãy nhìn cách mà bọn trẻ thoải mái cùng nhau chơi đùa với màu sắc, cũng như cách mà con đưa suy nghĩ của mình vào trong tranh. Đó cũng là tiền đề để sau này các bé có thể tự tin và vững chắc trên con đường hội họa của mình.

BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 25

Bé cùng bài học của mình (Nguồn: learningandexploringthroughplay)

Ngoài ra, các ba mẹ có thể đăng ký cho con em mình đến với Trung tâm Mỹ thuật Jolla Art của chúng tôi để tạo nhiều điều kiện cho các bé tham gia những môn hội họa, những bài thủ công bổ ích khác, xây dựng tinh thần làm việc nhóm và phát triển về tư duy hội họa của con, sẽ được hướng dẫn bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thiếu nhi.

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
BÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1) 20

Bài viết liên quan:

Tag: chương trình dạy vẽ cho thiếu nhi, các bài học vẽ cho trẻ em, lớp dạy vẽ cho bé tại tp hcm

Bài Viết Liên Quan

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Các Ngành Nghề Thuộc Khối H – Luyện Thi Vẽ Khối H

Trung tâm Art Land Luyện Thi môn Vẽ khối H,H1 vào các trường Đại Học Cao Đẳng thuộc TP HCM Các ngành nghề tuyển sinh Khối H. Nắm rõ các ngành yêu thích để định hướng Luyện thi vẽ khối H hợp lý. Hội Họa (Khối H) Thi vẽ Hình Họa toàn thân, vẽ bố cục tranh màu, văn Sư...

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

CÁC DẠNG BỐ CỤC CỦA TRANG TRÍ MÀU

1. Bài thi Trang trí Màu Vẽ trang trí màu là môn học cơ bản để chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh giành cho các bạn thi khối H. Hiểu rõ các nguyên tắc tạo dụng bố cục trang trí màu đẹp giúp bài thi hoàn thiện và đạt điểm cao hơn. Nghệ thuật trang trí là lĩnh vực cực kỳ lớn...

JOLLA's BLOGJOLLA CHIA SẼBÀI HỌC HỘI HỌA CƠ BẢN CHO TRẺ (PHẦN 1)